8 bước xử lý khi Cún bị sốc nhiệt

cách phòng tránh sốc nhiệt cho cún

Có thể bạn chưa biết?

Chó không thể giải phóng thân nhiệt hiệu quả như con người chúng ta. Vào mùa hè, các con rất dễ bị SỐC NHIỆT, nhiều tình huống xấu có thể dẫn đến TỬ VONG.

Khi mùa hè nắng nóng đến, việc phòng tránh sốc nhiệt cho Cún càng quan trọng hơn bao giờ hết.

phòng tránh sốc nhiệt mùa hè

2Vet xin chia sẽ những bước cơ bản dưới đây để các Sen chủ động hơn trong tình huống này:

BƯỚC 1: Phát hiện ngay các biểu hiện sớm đầu tiên khi chó sốc nhiệt

  • Thè lưỡi ra thở dốc lớn tiếng
  • Khát nước một cách bất thường
  • Lưỡi có màu đỏ tươi như máu
  • Nướu răng nhạt màu dần
  • Chảy nước dãi đặc sệt
  • Nhịp tim tăng nhanh

Tình trạng sốc nhiệt có thể trở nặng rất nhanh, nguy cơ biến chứng và tử vong cao khi có triệu chứng:

  • Thở ngày càng khó khăn
  • Chảy máu mũi
  • Ói mửa nhiều lần
  • Mệt mỏi đuối sức
  • Lưỡi và nướu răng bắt đầu tím tái
  • Da mất độ đàn hồi
  • Loạng choạng mất phương hướng
  • Té ngã và hôn mê

BƯỚC 2: Đo thân nhiệt cho chó ngay

Đo thân nhiệt qua trực tràng có kết quả chính xác nhất.

Thân nhiệt chó bình thường: 37,5*C – 39,2*C

Thân nhiệt tăng cao trên 39,5*C chó có biểu hiện sốc nhiệt cao hơn mức trên thì chó có biểu hiện sốc nhiệt

Thân nhiệt cao đến 42oC trở lên có thể gây tử vong

???? Cách làm:

– Bôi trơn đầu đo nhiệt kế bằng vaseline hoặc dầu.

– đầu và cơ thể ổn định hạn chế chó vùng vẫy.

– Nhấc đuôi chó lên và đút đầu đo nhiệt kế vào hậu môn chó.

– Chờ đến khi nhiệt kế cho ra kết quả

– Khuyến khích sử dụng nhiệt kế điện tử cho kết quả sau vài giây vì Chó sẽ khó chịu và vùng vẫy khi đo thân nhiệt.

– Nếu dùng nhiệt kế thủy ngân cần chờ đến 1 – 2 phút và bất tiện hơn vì chó vùng vẫy dễ làm vỡ hoặc gãy nhiệt kế.

BƯỚC 3: Lập tức đưa chó vào nơi râm mát

Lập tức đưa chó vào nơi râm mát nhưng phải thoáng khí, nếu có thể, đưa ngay chó vào phòng có điều hòa. Hạn chế mọi vận động, giữ chó nghỉ ngơi tuyệt đối cho đến khi qua khỏi cơn sốc nhiệt

BƯỚC 4: Lấy nước cho chó uống ngay

Lấy ngay chén nước mát cho chó tự uống, không bơm ép uống vì chó đang thở nhanh có thể sặc nước vào phổi. Không thể để chó uống liên tục quá nhanh, chỉ mỗi lần một ít một

BƯỚC 5: Làm ướt toàn thân chó

Dùng vòi hoặc xô xối nước mát từ từ làm ướt toàn thân chó, có thể sử dụng khăn ướt lau nhưng không phủ khăn ướt lên người chó

Không ngâm chó hoàn toàn vào thau nước vì có thể làm thân nhiệt hạ quá nhanh, mất kiểm soát

Không dùng nước quá lạnh vì sẽ phản tác dụng, gây co mạch máu ngoại biên và cản trở quá trình hạ nhiệt

BƯỚC 6: Lau đệm chân chó bằng chất cồn

Dùng bông gòn lau ướt phần đệm chân chó bằng cồn rồi để gió thổi khô. Quá trình bốc hơi của cồn ở đệm chân sẽ giúp thoát nhiệt cho cơ thể

BƯỚC 7: Cầm máu khi chó bị chảy máu mũi

Chườm nước đá trên sống mũi chó để làm co tĩnh mạch ở mũi.

BƯỚC 8: Đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất

Đo thân nhiệt cho chó liên tục mỗi 5-10 phút trong suốt quá trình sơ cứu cho đến khi thân nhiệt chó trở về mức bình thường. Chúng ta vẫn không thể chủ quan mà phải lập tức đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất vì sốc nhiệt có thể gây ra tổn hại lớn cho các cơ quan nội tạng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn cần tư vấn thêm bất kỳ điều gì để phòng tránh sốc nhiệt tốt hơn cho Cún nhà mình thì đừng ngần ngại liên hệ tới 2Vet nha!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *